Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

100 cách CHỐNG THẤT THOÁT kinh doanh quán CAFE

LÀM SAO CHỐNG THẤT THOÁT  CAFE


LÀM SAO CHỐNG THẤT THOÁT  CAFE

LÀM SAO CHỐNG THẤT THOÁT  CAFE

LÀM SAO CHỐNG THẤT THOÁT  CAFE

12 điều cần biết khi tiến hành mở quán café

1. Bạn có thực sự đam mê kinh doanh?
Thật khó để kinh doanh thành công, nếu bạn không đặt hết nhiệt huyết cũng như đam mê vào công việc, kinh doanh cafe cũng vậy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về nó, trau dồi kinh nghiệm, lên các ý tưởng, để làm cho quán cafe của bạn phong phú hơn, dễ gần với khách hàng hơn.
Thực sự đam mê kinh doanh sẽ giúp bạn có bản lĩnh để đối phó với các tình huống trong kinh doanh, khi gặp khó khăn, bạn sẽ không dễ nao núng và nhanh chóng tìm ra cách để vượt qua nó.
Cafe không những là một công việc kinh doanh, mà nó còn là một nghệ thuật, nghệ thuật phục vụ, mang đến cái đẹp, giá trị thuần khiết để phục vụ cho những khách hàng của bạn. 
2. Hãy trang bị cho mình một chút kiến thức về quản trị.
Không cần phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản, phức tạp, đôi khi là vô ích, bạn chỉ cần trang bị cho mình những kiến thức quản trị cơ bản.
Kiến thức quản trị có thể đến từ việc bạn đọc những cuốn sách về quản trị, hay đơn giản chỉ là hỏi ý kiến những người đã có kinh nghiệm, mà tốt nhất là cả hai. Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh rõ ràng hơn rất nhiều, không còn phải dò dẫm từng bước một, ứng phó tốt hơn khi phải đối mặt với những tình huống bất lợi. Bạn sẽ dễ dàng trả lời nhưng câu hỏi hóc búa liên quan đến chi phí mở quán café, phải quản lý nhân viên ra sao, quan tâm đến khách hàng như thế nào, marketing là gì, làm sao để tiến hành marketing, khả năng phát triển của quán ra sao…
Thật may mắn cho bạn, Mê Ly đã có chương trình hỗ trợ bạn, giúp bạn từ kế hoạch kinh doanh, cho đến các cách ứng phó với các tình huống bất lợi, …hãy yên tâm giao phó cho Mê Ly, vì thành công của bạn cũng chính là sự thành công của Mê Ly.
3. Vấn đề tài chính: vốn và các loại chi phí.
Trước khi khởi sự kinh doanh thì bạn phải có một số vốn cần thiết. Trong kinh doanh café, tùy thuộc vào loại hình quán café, quy mô quán… mà số vốn bỏ ra ban đầu rất khác nhau. Số vốn bỏ ra ở những quán café vỉa hè đương nhiên ít hơn rất nhiều so với những quán café sang trọng.
Nếu bạn tự mình mở ra quán cafe, bạn sẽ phải tự lo hoàn toàn về vốn và chịu hoàn toàn trách nhiệm với số vốn mình bỏ ra, hiểu được khó khăn của bạn, Mê Ly muốn đồng hành với bạn qua việc hỗ trợ hoàn lại toàn bộ 100% chi phí đầu tư ban đầu cho bạn.
4. Lựa chọn địa điểm thích hợp.
Có rất nhiều bạn thắc mắc rằng, tiêu chí để lựa chọn địa điểm cho quán café là gì? Theo mình thì có một vài tiêu chí sau đây.
Thứ nhất, địa điểm lựa chọn phải phù hợp với ngân sách bạn có. Trước khi đi khảo sát địa điểm, hãy để ý đến túi tiền của bạn, đừng phí thời gian vào những mơ mộng về một quán café hoành tráng trong khi ngân sách chỉ có bấy nhiêu.
Thứ hai, địa điểm quán café phải phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Xung quanh quán café văn phòng không thể ít doanh nghiệp, cơ quan được.
Thứ ba, bạn phải quan tâm đến tần suất, mật độ tập trung & tâm lý người đi qua địa điểm đó. Tần suất nhiều, mật độ tập trung cao đương nhiên là lý tưởng. Tuy nhiên bạn phải lưu ý đến tâm lý của những người đi qua đó. Bến xe buýt là một nơi tần suất đi lại nhiều, nhìn bề ngoài có vẻ là nơi có mức độ tập trung cao, nhưng thực tế nó chỉ phù hợp duy nhất với những quán café vỉa hè, nơi cho phép phục vụ nhanh, thanh toán nhanh & đặc biệt là gần điểm đỗ xe buýt nhất có thể. Nhưng điều này lại hoàn toàn khác với những bến xe khách, bến tàu hay sân bay, vì ở những nơi này, khách hàng chủ động được thời gian, tâm lý họ thảnh thơi hơn và sẵn sàng bước vào một quán café để chờ đến giờ lên đường. Những người mang trong mình tâm lý thảnh thơi, tâm lý vui chơi, tâm lý xả stress, tâm lý trải nghiệm, tâm lý đang cần sự kết nối… chính là những khách hàng tiềm năng của bạn. Những nơi tập trung những người có tâm lý đó sẽ là miền đất hứa cho bạn mở quán café. Không phải ngẫu nhiên mà xung quanh Hồ Gươm, quán café mọc ra như nấm.
5. Xác định rõ ràng đối tượng khách hàng.
Xác định đối tượng khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Nó quyết định hình thức kinh doanh quán Café, không gian quán, thực đơn, vấn đề marketing…
Nếu đối tượng bạn hướng đến là những người đam mê bóng đá, hãy mở quán café bóng đá. Nếu đó là những người thích nghe nhạc, hãy mở quán café ca nhạc. Nếu là những người thích xem phim, bạn có thể mở quán café phim 3D. Còn nếu đối tượng mà bạn hướng đến là dân công nghệ, đừng ngần ngại đầu tư hệ thống quản lý quán café bằng phần mềm điện tử; nhân viên sử dụng những chiếc máy tính bảng loại rẻ để chọn thực đơn theo như khách yêu cầu, lệnh chọn sẽ được gửi đến ngay bộ phận pha chế, thanh toán nhanh gọn, biết rõ chi tiết hoạt động từng bàn, vừa hiện đại, vừa tiết kiệm đội ngũ nhân viên.
Ngoài ra còn rất nhiều loại hình quán café hướng đến những đối tượng khách hàng rất khác nhau như: quán café sách, café vườn, café văn phòng, café nhỏ, café bình dân, café fastfood, café shisha…
6. Kinh doanh không gian.
Không gian trong một quán café là điều tối quan trọng. Nhiều người cho rằng kinh doanh quán café không phải là đem café đến cho khách hàng thưởng thức, mà là đem lại không gian cho họ.
Không gian quán café bao gồm: không gian chung của quán & không gian riêng của khách hàng. Thiết kế không gian chung thì tùy theo ý thích của chủ quán & đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Trong không gian chung lại có những không gian riêng do chính khách hàng tạo ra. Đó có thể là một người ngồi trầm tư suy ngẫm bên ly cafe; một đôi bạn trẻ nói cười đầy yêu thương; một nhóm bạn chơi trò rút gỗ; người thì cầm smartphone check-in; người thì đọc sách; cũng có những người cầm đàn lên sân khấu nhỏ của quán để hát… Nếu không gian chung có thể tạo ra những không gian riêng sinh động như vậy thì quán café của bạn đang dần đi vào lòng khách hàng rồi đấy!
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến việc bố trí bàn ghế sao cho thuật lợi cho hoạt động phục vụ của quán, hoạt động di chuyển của nhân viên cũng như khách hàng. Việc bố trí quầy thanh toán, hay lấy sản phẩm cho khách hàng phải thuận lợi, tránh tình trạng khách hàng phải đợi lâu do những nguyên nhân không đáng.
7. Xây dựng thực đơn.
Quán café đương nhiên phải phục vụ café. Nhưng café chưa phải là tất cả. Một bộ phận lớn khách hàng đến quán café để thưởng thức café, nhưng một bộ phận lớn không kém đến để thưởng thức không gian của quán, hoặc cả hai. Hơn nữa, quán café cũng thường là nơi để tụ tập bạn bè, là nơi hẹn gặp, mỗi người một sở thích, vì vậy, khách hàng có thể là những người không thích café. Do đó, quán café nên có thêm các loại đồ uống khác, thức ăn kèm, hoặc thức ăn nhanh nếu có thể; thường được gọi là thực đơn “Café +”.
8. Đội ngũ nhân viên.
Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành bại. Đội ngũ nhân viên là những người đầu tiên kết nối khách hàng với quán café. Đội ngũ nhân viên cũng là những cánh tay phải, cánh tay trái giúp chủ quán duy trì và phát triển quán café.
Điều quan trọng nhất trong việc tuyển dụng từ quản lý đến nhân viên là tính tin cậy. Tiếp đó là đến kinh nghiệm giao tiếp, sự niềm nở, thân thiện. Tuy nhiên, đừng quá chú tâm đến kinh nghiệm. Những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm thì lại thường có khát khao học hỏi, nhiệt tình & đôi khi có nhiều ý tưởng sáng tạo. Việc cần làm là phải huấn luyện họ.
Ngoài việc huấn luyện chuyên môn, kỹ năng cho nhân viên, bạn cũng nên huấn luyện họ làm việc nhóm với nhau. Sự phối hợp ăn ý giữa đầu bếp, nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ, nhân viên thu ngân sẽ khiến cho khiến cho công việc kinh doanh của bạn trở nên trơn tru hơn rất nhiều, khách hàng được phục vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp.
9. Giữ quan hệ tốt đẹp với những nhà cung cấp.
Để mở một quán café, bạn phải liên hệ với rất nhiều nhà cung cấp. Những nhà thiết kế, những nhà cung cấp bàn ghế, trang thiết bị, máy móc, những nhà cung cấp đồ trang trí, trò giải trí, thậm chí là nhà cung cấp hệ thống quản lý điện tử. Sẽ có lúc bạn cần đến những nhà cung cấp này. Bạn muốn thay đổi một chút trong thiết kế, làm mới không gian của quán? Hay cần thêm bàn ghế, thiết bị vì công việc kinh doanh đang rất khả quan? Hoặc bạn cần thay đổi những phụ kiện bài trí, cập nhật những trò giải trí mới, hay những trục trặc trong phần mềm? Những điều ấy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và nó phải được giải quyết nhanh chóng & chất lượng.
10. Vấn đề về Marketing.
Nếu bạn muốn mở 1 quán cafe theo phong cách của riêng bạn, bạn sẽ phải chuẩn bị các công việc cần thiết cho Marketing như : thiết kết Logo, Slogan, thiệp riêng của quán và cả phông nền quảng cáo nữa. Những thứ này sẽ gắn liền với tên tuổi quán café của bạn, cũng gắn liền với những chiến lược marketing của quán. Sau đó là chuẩn bị kinh phí để Marketing.
Có rất nhiều phương pháp marketing; đó có thể là phát tờ rơi, tổ chức sự kiện, quảng bá trên facebook, những chương trình khuyến mãi mang đậm dấu ấn riếng… Marketing sẽ giúp quán café của bạn sớm đông khách đấy!
Thật là nhức đầu phải không nào? có rất nhiều việc bạn cần phải làm và bạn không biết bắt đầu từ đâu, càng làm càng phát sinh chi phí, và trong thời buổi hiện nay, các quán cafe thương hiệu mở ra rất nhiều thì thật khó để bạn có thể cạnh tranh lại, giành lấy khách hàng từ các đối thủ nếu như bạn chỉ làm một mình và không có đủ lực để có thể vượt qua các đối thủ khác.
Một chiến lược thông minh giúp bạn giải quyết tất cả vấn đề, vừa giúp bạn giảm chi phí ban đầu, vừa giúp bạn có khách hàng và kế hoạch kinh doanh hiệu quả, khả thi nhất, và vừa giúp bạn có năng lực vượt qua các đối thủ khác, đó là hãy liên kết với các công ty có thương hiệu, để bạn trở thành 1 quán trong chuỗi rất nhiều quán của họ. Điều đó, giúp cho khách hàng yên tâm hơn khi đến quán cafe của bạn và giúp bạn có thêm một lượng khách hàng do thương hiệu đó mang lại nữa. Một giải pháp bạn không nên bỏ qua, là tìm hiểu các dịch vụ hỗ trợ từ cafe Mê Ly.
11. Vấn đề mở rộng quán.
Khi mà công việc kinh doanh của bạn dần tốt lên, bạn cũng có một lượng tiền kha khá, muốn đầu tư thêm những cơ sở quán café khác nữa, thì lúc này, bạn nên chú trọng đầu tư vào chiều sâu của quán. Đừng biến quán café trở thành những quán ăn nhỏ với sự mở rộng của thực đơn. Hay quy mô quán mở ra quá to, không còn phù hợp với không gian đang có của quán.
Bạn có thể tham khảo cách mở rộng quán hình tam giác. Tức là bạn ước lượng bán kính khách hàng của mình trong khoảng bao nhiêu km; sau đó chọn một địa điểm mở quán café nằm ngoài bán kính đó để tránh xung đột với quán café cũ; nếu mở rộng tiếp thì lại tiếp tục như vậy, tạo thành một hình tam giác ba quán. Cứ thêm một quán là lại tạo thành một hình tam giác mới. Đây là mô hình khá thành công trong kinh doanh, có thể gom trọn khách hàng trong một phạm vi lớn.
12. Vấn đề liên quan đến pháp luật.
Bạn cần phải làm những thủ tục cơ bản như: đăng ký giấy phép kinh doanh, mua bảo hiểm cho nhân viên… Hoặc điển hình là “làm bạn” với các anh Công an phường để công việc làm ăn trở nên suôn sẻ.